Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Khách quan về Online Seeding ( Gieo mầm điện tử)

Các hiệu ứng mà forum seeding có thể tạo ra được?

“Conecting People”- slogan của Nokia rất đúng để thâu tóm kết luận khi bạn tìm tòi về cái gọi là Gieo-mầm-điên-tử: Online Seeding (OS) hay Forum Seeding (FS). Là một ngành mới tách riêng từ mảng Marketing -Truyền thông, gần giống như những PR quan hệ với công chúng với xã hội giữa người với người thì OS (FS) họ cũng làm những công việc liên hệ, họ quan hệ với cộng đồng ảo, những người thường xuyên hoặc một ngày có thời gian để lên mạng và đó là môi trường để cho OS (FS) giao tiếp. Ví dụ: bạn có thể hiểu nó nôm na như thế này nhé, thay vì hoạt động tán chuyện thường thấy khi gặp gỡ trực tiếp hay qua điện thoại với nhau thì hình thức OS hay FS nhắc đến ở trên thực hiện thông qua kênh Internet, đồng thời đối tượng ngắm đến là những nội dung vô tình nhưng có chủ ý nhằm mang lại những hiệu-ứng-cần-thiết.

OS hay FS là chỉ những sự gieo mầm trên các diễn đàn, trên các cộng đồng mạng, trên các phương tiện mà máy tính và mạng có thể vươn tới nhằm một mục đích đó là gieo rắc, đưa vào suy nghĩ, truyền bá trên mạng cho một sản phẩm mới sắp sửa được tung ra cho mọi người. Qua đó có thể lấy ý kiến của mọi người về sản phẩm đó để phản ánh lại cho nhà cung ứng sản phẩm hay dịch vụ đó biết để có thể phát triển thêm hoặc chỉnh sửa trước khi tung ra phiên bản chính thức tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Ở Việt Nam ngành này chỉ mới phát triển trong khoảng vài năm gần đây, khi mà truyền thông thương mại điện tử dần trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Còn trên thế giới ngành này cũng đã phát triển từ khoảng hơn chục năm nay khi có sự xuất hiện của các mạng cộng đồng, sự xuất hiện của Blog là thời kỳ nở rộ của dịch vụ này. Trên mạng hiện giờ có những Blogger nổi tiếng mà trang Blog của họ có hàng ngàn người vào mỗi ngày hay những entry mới nhất của họ có hàng trăm comments. Một môi trường quảng bá hình ảnh cụ thể và phản ảnh lại những thông tin rất hữu ích.

Có thể nói rằng đây là hình thức truyền lửa một cách khôn ngoan, khéo léo và rất kinh tế cho những chiến lược phát triển sản phẩm của một công ty. Như những vụ Microsoft, Yahoo… bị lộ những phiên bản dùng thử, hay bị lộ các thông tin về sản phẩm đều là sự Seeding cho sản phẩm mà họ sắp tung ra ngoài thị trường vào những tháng gần nhất là minh chứng thuyết phục cho lợi ích của OS hay FS. Cho nên không thể suy nghĩ theo hướng một chiều OS hay FS chỉ khoanh vùng nhóm đối tượng sản phẩm mới mà ngay cả đó là sẳn phẩm đã có mặt sẵn trên thị trường nhưng cần quảng bá thêm thương hiệu, đã lớn nay còn lớn hơn, đã tốt nay càng tốt hơn... Liệu bạn có nghĩ các hoạt động của OS hay FS mang tầm vóc quá lớn, có tính vĩ mô? v.v... và v.v...?

Không đâu bạn ạ, ngày nay thì chúng không còn quá xa lạ: Bạn nhận được một link quảng cáo điện thoại khá... hot. Giờ nghỉ trưa vắng vẻ, một cô gái trẻ “làm gì đó” với chiếc điện thoại và tỏ vẻ thỏa mãn... Video clip quảng cáo dù nghiệp dư nhưng khiến bạn thích thú và gửi cho bạn bè xem. Bạn đã vô tình trở thành một mắt xích trong công việc của những forum seeding. Rất quen thuộc phải không nào? Thế đấy, nó trá hình cũng rất tài tình và “hợp lý”.

Các dạng của Forum Seeding

Ồ, hóa ra OS hay FS gần gũi chúng ta đến thế sao? Vậy chúng được chia dạng như thế nào? “Forum seeding có hai dạng: một là xác định đối tượng, forum để rồi seed các chủ đề đề cập, khai thác, lèo lái các chủ đề. Hai là tìm admin của các forum nhắm đến trả chi phí để dán topic cần thảo luận ở hàng ưu tiên. Dù thực hiện theo cách nào thì công việc của những người làm forum seeding là theo dõi, chăm sóc cho các topic ấy”. Các bạn suy nghĩ và tưởng tượng đi, quảng cáo sản phẩm là một dạng truyền tai nhau, tôi nói anh nghe, anh nói tôi nghe. Ở đây, với những topic trên các diễn đàn thì bạn có cả ngàn người đọc, một topic “nói” thì bao nhiêu người khác sẽ “nghe” lại…”…Cứ thế, cứ thế hiệu ứng OS hay FS sẽ lan truyền và đạt được đích ngắm. Tuy nhiên, cái nào cũng có nhiều mặt, OS hay FS cũng không ngoại lệ. Sinh ra, tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, nó mang đầy đủ những tính cạnh tranh khốc liệt, không khoan nhượng, trở thành công cụ để đẩy mạnh một thương hiệu nhưng đồng thời có thể phá sập một thương hiệu khác: “Cực hơn và buồn hơn nữa là không hẳn phi vụ seeding nào cũng sạch, nhất là khi lỡ nhận lời seed cho một công ty để kéo khách hàng từ công ty đối phương, mình phải giả bộ so sánh hai cái, nêu ra cái lợi của cái này và chỉ ra bất lợi của cái kia. Không hẳn là bẩn nhưng một nửa sự thật thì không là sự thật…”,- lời tự bạch của một Forum Seeder.

Được ví như một virus của marketing, OS hay FS sẽ sinh sôi nảy nở hay bị triệt tiêu? Câu hỏi này được đặt ra và câu trả lời hãy còn nằm trong tương lai phía trước...

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Xu hướng tất yếu của Mobile marketing Việt Nam

Mobile marketing hiện không còn là “khái niệm mới” của nền kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, thị trường mobile marketing mới thực sự được biết đến từ vài năm trở lại đây song hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ bởi những lợi ích mà dịch vụ này mang lại.


Ra đời tại Mỹ năm 2004, đến năm 2006 Mobile marketing mới được các doanh nghiệp Việt Nam biết đến dưới hình thức triển khai căn bản nhất là gửi thông tin cho khách hàng.

Từ những chiến dịch sơ khai mà các ngân hàng áp dụng như thông báo thông tin về lãi suất tiền gửi, dịch vụ cho vay trả góp… hay việc gửi tin nhắn quảng cáo kèm theo các tin nhắn miễn phí được gửi từ website của các nhà cung cấp mạng thông tin di động như Viettel, Mobifone, Vinaphone… đến nay mobile marketing đã được ứng dụng vào hầu hết tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.

Kể từ khi bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, đã có nhiều chiến dịch Mobile Marketing được thực hiện khá thành công, điển hình như chương trình bình chọn ảnh đẹp chụp trên điện thoại Nokia mang tên “Nokia – khoảnh khắc cuộc sống” với gần 30.000 người tham gia bình chọn qua di động hay chương trình nhắn tin để được tặng áo thun Levi’s.

Các chiến dịch marketing này đã mang lại hiệu quả “ngoài mong đợi” do kết hợp được hiệu ứng của truyền thông trên di động với các phương tiện truyền thông khác như báo chí, truyền hình, tờ rơi.

Các ứng dụng của mobile marketing không chỉ đơn thuần là việc gửi tin nhắn quảng cáo, trên thực tế kênh truyền thông này được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi… theo yêu cầu của khách hàng; tổ chức chương trình bình chọn; tổ chức chương trình khuyến mãi; gửi tin nhắn thông báo; nhắn tin để tham gia chương trình trúng thưởng; bưu điện ảo hay tải những ứng dụng giải trí trên di động qua wap.

Ưu điểm nổi bật và cũng là đặc thù của mobile marketing là tính tương tác 2 chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng Mobile Marketing như một phương tiện hữu hiệu cho công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, làm nghiên cứu thị trường, thậm chí là đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Và bằng chứng là ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm tới phương thức truyền thông này.

“Mobile marketing là xu hướng tất yếu trong tương lai giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt ra khỏi lối mòn bằng các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Giúp doanh nghiệp hướng tiếp cận bằng các giải pháp mobile marketing trên cơ sở kết hợp giữa E-commerce (thương mại điện tử) và M-commerce (thương mại di động)”.

Ba đối thủ mới của Google, Bing, Yahoo

Google, Bing và Yahoo: Ai đó chưa bao giờ nhìn thấy một chiếc máy tính có thể nghĩ rằng đó là tên các diễn viên trong một bộ phim hài vào những năm 1930. Nhưng chúng ta đều biết chúng là ba ông lớn trên thị trường công cụ tìm kiếm hiện nay.

Phải là những công ty thực sự dũng cảm mới dám trở thành đối thủ cạnh tranh của họ, nhưng đó chính xác là những gì mà một số công ty đang khởi động thực hiện. Bản chất của ngành công nghiệp máy tính là một trong những "đại gia" thường xuyên bị lật đổ. Bạn còn nhớ Wang, DEC, hoặc thậm chí CN? Vậy tại sao không phải là Google, Microsoft hay Yahoo?

Dưới đây là ba công cụ tìm kiếm mới đáng để chúng ta xem xét, hoặc sử dụng như một công cụ trong công việc hoặc coi nó là một mục tiêu đối với các kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho doanh nghiệp của bạn.

Blekko

Blekko mang đến một vài thủ thuật mới cho các bên tìm kiếm nhưng một trong những thủ thuật chính là khái niệm về slashtags. Đây là từ chuẩn được thêm vào để tìm kiếm cụm từ sau dấu gạch chéo (/) để tinh chỉnh các câu truy vấn.


Ví dụ, nếu muốn tìm kiếm các bài viết về Google Docs sắp xếp theo ngày, bạn cần gõ Google Docs /date. Nếu muốn tìm kiếm cho các trang thảo luận về Google Docs về các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, bạn có thể gõ Google Docs /gadgets.

Rất nhiều slashtag đã được xác định nhưng người dùng có thể làm theo cách của riêng mình, thực hiện các thao tác gắn các slashtag với các trang web liên quan để Blekko có thể hệ thống được các nội dung yêu cầu.

Vẫn còn một số lượng khá nhiều slashtag dường như chưa được xác định – Chẳng hạn chúng tôi đã cố gắng để tìm kiếm liên quan đến một số sách điện tử Kindle, nhưng vẫn chưa có slashtag “/kindle”.

Kết quả tìm kiếm của Blekko không phải là lớn. Chúng tôi tiến hành một phép thử với tên riêng của một biên tập viên của Pcworld (đây là một phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn của một công cụ tìm kiếm) và thêm slashtag /date để tìm các bài viết theo thứ tự ngày nhưng kết quả là Blekko không nhận ra "Keir Thomas" là tên một cá nhân, và trả lại kết quả riêng biệt cho "Keir "và cho"Thomas". Chắc chắn là khả năng chỉ ra tên riêng là điều mà họ phải tích hợp vào trong công cụ tìm kiếm của họ?

Một thủ thuật khác của Blekko là người dùng có thể đánh dấu kết một số kết quả là thư rác và có thể ngay lập tức tự gỡ bỏ khỏi danh sách, sau đó những thư rác này sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại trong kết quả tìm kiếm của người sử dung nữa.

Thêm vào đó, bất cứ ai cũng có thể xem dữ liệu SEO cho trang web bằng cách nhấp vào liên kết SEO dưới mỗi kết quả tìm kiếm (điều này có thể hữu ích cho các doanh nghiệp). Tuy nhiên, thật không may là tính năng này cũng không hoàn hảo. Khi xem dữ liệu cho một trang web mà chúng tôi chạy thử, Blekko cho rằng rằng trang web này có cùng “host” với một số trang web khác mà chúng tôi chưa bao giờ nghe nói tới.

Blekko có những điểm thú vị nhưng tag beta dưới logo của nó liệu đã thực sự đúng: Blekko là một công cụ tìm kiếm đi trước thời đại. Tuy nhiên, nó chỉ có thể tốt như vậy trong một thời gian không ngắn nữa. Một số công cụ thực sự khá gọn gàng của Blekko là thứ mà ngay cả Google cũng phải học hỏi.

Qyo

Được xây dựng trên lý thuyết rằng “hai (hoặc hơn) cái đầu luôn tốt hơn so với một”, Qyo cố gắng tìm kiếm hợp tác để mang lại cho công chúng những công cụ tìm kiếm tốt nhất. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng trong thế giới công cụ tìm kiếm vào lúc này, đặc biệt là cho các ông lớn như Google và Facebook – khi họ đang muốn mở rộng dịch vụ theo những hướng mới. Có những tin đồn rằng Google sẽ sớm được tung ra dịch vụ Circles của nó, ví dụ có thể có tính năng tìm kiếm xã hội.


Sau khi đăng ký với Qyo, thao tác bắt buộc mà bạn phải làm trước khi được phép tìm kiếm là sẽ được mời để kết nối đến tài khoản Facebook của bạn nhằm có thêm bạn bè. Trong thực tế, nếu không có bạn bè, Qyo chưa mang lại nhiều trải nghiệm.

Một khi đã liên kết với những người khác, tất cả các kết quả bạn tìm kiếm thông qua Qyo sẽ được hiển thị cho họ (và ngược lại), trừ khi bạn chọn để tìm kiếm riêng tư. Truy vấn tìm kiếm sẽ xuất hiện như là một danh sách tin nhắn phía bên phải của màn hình. Bạn có thể bình luận trên các tìm kiếm của người khác hoặc có thể nói với họ rằng họ đã tìm không đúng cách hoặc đưa ra những gợi ý giúp họ. Tuy nhiên, bạn không thể tham gia vào các tìm kiếm của họ như là mở rộng nó hoặc thay đổi nó bằng bất cứ cách nào. Điều này mang đến những hạn chế nhất định.

Một tính năng mạnh mẽ hơn đó là tính năng cho phép bạn đăng ký vào các nhóm tìm kiếm và do đó bạn có thể chuyển các kết quả tìm kiếm của mình cho người trong nhóm (và ngược lại). Điều này cũng cho phép bạn thiết lập được những địa chỉ liên kết mới khi có ai đó có phản hồi.

Không khó để tưởng tượng cách mà nhà lập trình Qyo thấy được các hoạt động của trang web: Bất cứ khi nào truy cập trang web để tìm kiếm, bạn cũng sẽ thấy được tất cả các tìm kiếm của bạn bè mình. Bạn có thể bình luận chúng, hoặc trò chuyện thông thường. Những tìm kiếm do đó sẽ ngẫu nhiên trở thành tìm kiếm xã hội.

Tuy nhiên, chúng tôi không chắc bất kỳ người nào trong chúng ta muốn chia sẻ các tìm kiếm theo cách này. Cũng giống như mọi người nghĩ rằng họ có một cảm giác hài hước, mọi người đều nghĩ rằng họ là những Googler (những người tìm kiếm bằng Google) tốt nhất trên thế giới. Yêu cầu giúp đỡ tìm kiếm có thể là một cái gì đó hạ thấp mình.

Qyo là một biểu tượng được dán nhãn beta, nhưng trong thực tế thì nó mang tính alpha nhiều hơn. Trang web thậm chí còn không hiển thị đúng trong trình duyệt Chrome của Google, với một số văn bản chồng chéo lên các biểu tượng đồ họa.

Nhìn chung, tìm kiếm không phải là thứ mà người ta muốn chia sẻ mà chính là kết quả. Điều này đã được thực hiện thành công với các trang web như Delicious.com, trang này có thể tag các trang web dựa theo các chủ đề được chia sẻ, nhưng vẫn còn rất nhiều chỗ cho sự mở rộng theo nhiều hướng mới.

DuckDuckGo

Không giống như các công cụ tìm kiếm khác được đề cập ở đây, DuckDuckGo dường như chỉ là một công cụ tìm kiếm với khuôn mẫu giống như Google. Tuy nhiên, nó tôn trọng sự riêng tư và không ghi nhận kết quả tìm kiếm hồ sơ hay theo dõi mọi người (không giống như Google).


Nó có xu hướng trở thành một công cụ tìm kiếm thông minh trong việc giúp bạn tìm ra những kết quả tìm kiếm và trình bày nó trong một hộp màu đỏ ở trên cùng của kết quả tìm kiếm, nhấn mạnh các thông tin từ các trang web như Wikipedia và Wolfram Alpha hoặc tương tự.

Ví dụ như khi gõ cụm từ tìm kiếm "Dich vu SEO", kết quả sẽ hiển thị một hộp với một đoạn thông tin từ Wikipedia, cộng với các đường link dẫn đến các trang web khác ở bên dưới với các kết quả thông thường khác được liệt kê đối với thuật ngữ mà bạn tìm kiếm.

DuckDuckGo cũng tuyên bố cấm các trang web spam - những trang dường như hiển thị kết quả hữu ích trong danh sách tìm kiếm nhưng chứa đầy các mẩu quảng cáo.

Ngoài ra, công cụ này còn có các tính năng thú vị khác chẳng hạn như tìm kiếm “bang”, tức là nếu bạn đặt tên một trang web sau một dấu chấm than, nó sẽ sử dụng tính năng tìm kiếm của trang web cụ thể đó. Ví dụ nếu bạn gõ “!wikipedia Barack Obama” bạn sẽ có thể sử dụng tìm kiếm tính năng riêng của Wikipedia để tìm các trang liên quan tới Barack Obama. Có một danh sách dài những “bang” mà bạn có thể sử dụng và một số rất thông minh chẳng hạn như nếu bạn gõ !java công cụ sẽ tìm kiếm các phần của trang web dành riêng cho tài liệu Oracle của Java.

DuckDuckGo là công cụ tìm kiếm đáng để chờ đợi nhất trong số những công cụ mà chúng tôi đề cập đến ở đây, chỉ có điều nó không thực sự cung cấp nhiều tính năng để tách người dùng ra khỏi Google. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự không thích Google, Bing hay Yahoo, nó có lẽ là lựa chọn tốt nhất kế tiếp.

Theo PcWorld

10 lỗi cần tránh khi quảng cáo trực tuyến

Những chuyên gia uy tín trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến đã bàn luận và đúc kết ra một số lỗi cơ bản mà các công ty quảng cáo trực tuyến thường mắc phải và cần phải tránh.


Thay vì đề cập đến điều cốt yếu dẫn đến thành công, chúng tôi sẽ hướng bạn đến cách không thất bại. Dưới đây là top 10 lỗi cơ bản thường gặp khi quảng cáo trên mạng mà bạn cần phải tránh:

1. Có trang web tải chậm

Một website không nên mất quá 2 giây để tải thông tin. Nếu mọi người phải chờ cho thông tin được tải, có thể họ sẽ phát cáu. Điều đương nhiên là bạn không muốn ai đó ấn tượng xấu với website của mình. Bạn có thể tránh điều này bằng cách sử dụng tất cả ảnh dùng để tải lên website đều dưới 100Kb.( lý tưởng nhất là các ảnh đều ở dưới 100Kb).

Đăng ký vào Amazon S3 và nhận video của mình lưu trữ trên đó, sau khi chuyển chúng từ file dung lượng lớn xuống thành dung lượng nhỏ nhất bạn có thể quản lý mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng của file. không nên có website fullflash! Nó làm giảm tốc độ khi tải thông tin từ website và không thân thiện với các search engine.

2. Có trang web lộn xộn, thiết kế ẩu

Bố cục của trang web phải gọn, sáng sủa, làm nổi bật được thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng, thu hút sự chú ý của khách hàng. Tất cả các trang nên được kết nối với nhau. Khi ai đó muốn tìm kiếm thông tin hoặc một điều gì đó trên trang web của bạn, họ có thể dễ dàng làm được điều này.

Hãy nghĩ tới việc tạo một sơ đồ vị trí cho trang. Điều này không chỉ tốt cho vị trí của trang web trong công cụ tìm kiếm, mà còn hướng dẫn người sử dụng khi họ truy cập vào trang web của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có chức năng tìm kiếm và có đầy đủ thông tin liên lạc, họ có thể liên lạc với bạn bằng cách nào, nếu muốn biết thêm thông tin thì họ nên làm gì…

3. Không nên quên đăng ký trang web trên các công cụ tìm kiếm

Điều này có vẻ như rất ngớ ngẩn nhưng ngạc nhiên là có rất nhiều người quản trị web không thực hiện. Hãy bỏ ra chút thời gian để đăng ký trang web của bạn trên Google, Yahoo, Bing, MSN, Lycos…

4. Không cập nhật trang web hoặc trang blog mỗi ngày

Ít nhất, bạn nên cập nhật 3 đến 4 lần một tuần. Website của bạn có càng nhiều thông tin gốc, cơ hội để nó được xếp hàng đầu trên các công cụ tìm kiếm càng cao. Thêm vào đó, cập nhật phù hợp thể hiện sự cống hiến, điều này sẽ giúp người truy cập có một lý do đủ thuyết phục để họ truy cập tiếp.

Chú ý, mọi người thường hay bị chú ý bởi những chuyện đặc biệt. Từ quan trọng ở đây chính là giá trị. Bạn cần phải thường xuyên đăng tin mới, cập nhật tới người đọc. Chú ý rằng trang web của bạn đang bị cạnh tranh rất gắt gao trong thời đại ngày nay và đó chính là lý do bạn nên chú ý tới những gì người truy cập đã truy cập và có thông tin cập nhật theo ngày.

5. Không cho mạng xã hội một cơ hội

Bạn không hiểu về Facebook hoặc bạn cho rằng sử dụng nó làm tiêu tốn thời gian của bạn? Nhưng, bạn có biết Facebook có tới hơn 500 triệu người truy cập và hơn 50% trong số này thường đăng nhập mỗi ngày. Có nghĩa là hơn 250 triệu người bạn có thể gửi thông tin đến. Điều này thực sự ấn tượng. Ngoài ra, You Tube có tới 2 tỷ người xem mỗi ngày, nghĩa là video của bạn sẽ được xem 24 giờ mỗi ngày.

Điều này có nghĩa là bạn sẽ là kẻ khùng khi không bao gồm những điều này trong chiến lược quảng cáo của mình. Hãy sáng tạo nhất có thể khi tạo các video, hình ảnh, thông tin, phần mềm… Tạo một mối quan hệ lớn với mọi người và có bạn bè, người hâm mộ sẽ kết nối thông tin của bạn thông qua tài khoản của họ trên Twitter, Facebook, Digg và các trang mạng xã hội khác.

Ngoài ra, bạn cũng không nên quên việc đăng tải video của bạn lên YouTube và người xem sẽ giúp bạn “phát tán” video này.

6. Quảng cáo bằng Spam

Không nhất thiết phải spam trang web của bạn trên Internet. Nếu điều này là tốt và bạn thực hiện đúng mực, mọi người sẽ truy cập trang của bạn. lượng truy cập sẽ gia tăng khi bạn biết rõ mình đang làm gì. Spam trang web của bạn và thêm địa chỉ URL vào linkfarm có thể khiến trang của bạn bị báo cáo lên nhà cung cấp mạng ISP. Trang web bị cấm bởi tất cả các công cụ tìm kiếm là điều đương nhiên.

Nếu bạn nghĩ có thứ hạng cao trên blog và thêm những lời bình không rõ ràng về những điều không đâu và thêm đường link của bạn vào là một cách quảng cáo tốt thì bạn nên nghĩ lại. mạng Internet mà chúng tôi muốn bạn hướng tới nằm ở điều thứ 4, tất cả vì giá trị và nội dung. Bạn cần phải xây dựng được sự tin tưởng và mối quan hệ tốt để có thể thành công thực sự.

7. Không xây dựng danh sách khách hàng

Một lần nữa chúng ta quay lại với giá trị và nội dung, xây dựng mối quan hệ. Bạn đã quen với việc này? Danh sách của bạn là công việc kinh doanh. Nó chỉ đơn giản là vậy. Nếu không có khách hàng, sẽ không có giao dịch kinh doanh, vì vậy bạn cần thu thập địa chỉ email và cho vào một danh sách.

Có một danh sách khách hàng là chìa khóa tới thành công trên mạng Internet! Bạn sẽ phải gửi cho họ những cập nhật thường xuyên, thư thông báo, đường link tới blog, video mới được tạo, thông tin mới và … một khi họ tin tưởng bạn và biết rằng đây là phương thức giữ mối quan hệ để có thể cung cấp thông tin giá trị có thể giúp họ, bạn có thể gửi email khuyến mãi với sản phẩm của bạn hoặc sản phầm bạn tin tưởng. Ngoài ra, bạn còn có thể tạo một trang dành cho các thành viên hoặc tổ chức các sự kiện,… có rất nhiều cách bạn có thể sử dụng để hướng tới mục đích kiếm tiến sau đó. Tuy nhiên, điều quan trọng là chất lượng của cơ sở dữ liệu về mối quan hệ của bạn với khách hàng. Nói theo cách khác là chất lượng của danh sách.

8. Lựa chọn sai sản phẩm khuyến mãi

không nên bán những sản phẩm vô giá trị! Không nên chỉ vì lợi nhuận cao hoặc bề ngoài đẹp mà bạn có thể bán những sản phẩm vô giá trị cho khách hàng thân tín. Điều này sẽ làm mất uy tín của công ty và sẽ không ai mua hàng của bạn nữa.

Hãy lựa chọn và có hiểu biết về những sản phẩm bạn đề xuất bán, những sản phẩm mà bạn đã từng sử dụng và kiểm nghiệm giá trị của nó.

9. Không hướng đúng quảng cáo của bạn tới khách hàng tiềm năng

Đây là điều nên đọc nhất, không phải chỉ là việc hiểu điều gì đó về khách hàng của bạn, mà chỉ để hướng mục tiêu cho quảng cáo. Đó là để hướng tới nỗ lực quảng cáo của bạn, miễn phí hay phải trả tiền. Điều hiển nhiên là không phải tất cả mọi người đều cần những thứ bạn quảng cáo bán.

Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng, xác định đúng khách hàng của bạn là ai, giới tính, tuổi tác, địa điểm, sở thích, mong muốn, mặt hàng muốn mua,…Từ đó, bạn có thể tập trung vào thông tin quảng cáo để có thể “gãi đúng chỗ ngứa” cho họ.

10. Thất bại trong việc kết nối với người khác

Điều này thực sự lớn. Không nghi ngờ gì cả, sức mạnh của sự cộng tác là một trong những chiến lược quảng cáo hiệu quả nhất mà bạn có. Vì vậy, bạn cần phải tích cực quảng cáo về công ty mình bằng cách đăng tải bài viết lên các forum, tham gia vào cộng đồng truyền thông xã hội, đưa lời bình lên các trang blog, gửi đi các bài viết….

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu thông tin về khách hàng và các doanh nghiệp khác. Không chỉ hướng tới khách hàng tiềm năng, bạn còn phải chú ý tới việc chăm sóc khách hàng đang có. Tham gia vào các cuộc hội thoại và chia sẻ kinh nghiệm với họ.

Như vậy là chúng ta đã vượt qua 10 lỗi thường gặp khi quảng cáo trực tuyến. Tránh được những lỗi này thì chắc chắn rằng bạn sẽ thành công trong việc tạo dựng thị trường kinh doanh trực tuyến tuyệt vời.

Lamle

Năm xu hướng marketing online

Năm 2011 được cho là thời điểm bùng nổ của tiếp thị trực tuyến (marketing online). Tuy nhiên, với sự phát triển tràn ngập của nhiều công cụ truyền thông trực tuyến, doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ bị nhấn chìm như trong một cơn lũ. Do đó, điều quan trọng là thương hiệu của bạn phải chọn lựa công cụ, phương tiện phù hợp, nhắm đến đúng khách hàng mục tiêu với chi phí hợp lí.


Các xu hướng truyền thông trực tuyến sau đây có thể mang lại nhiều cơ hội nhất cho thương hiệu của bạn trong năm 2011:

1. Sự lên ngôi của mạng xã hội

Nếu chú ý thị trường hiện nay, bạn sẽ thấy một số mục quảng cáo đi kèm với địa chỉ Facebook thay cho địa chỉ website truyền thống. Facebook đã làm thay đổi điều đó. Ngoài nguyên nhân chính là số người dùng ngày càng tăng, đối với một số doanh nghiệp, website quá phức tạp để tạo dựng và thay đổi nội dung mỗi khi cần.


Với sự nổi lên và ngày càng được ưa chuộng của social commerce (thị trường thương mại xã hội – các shop trực tuyến trên các trang mạng xã hội), 2011 sẽ là năm thành công của các thương hiệu không có website, Facebook và Twitter trở thành “trang chủ” của nhiều doanh nghiệp.

2. Liên kết với các group coupon sites (mua chung nhóm để được giảm giá)

Một số doanh nghiệp rất thích thú và cộng tác với các trang group coupon sites. Tuy nhiên, khách hàng sẽ bị ngập chìm trong mức chiết khấu ngày càng tăng của coupon. Họ sẽ có xu hướng nghi ngờ chất luợng của sản phẩm và chỉ tin những thương hiệu mà họ đã và đang sử dụng.

Vì vậy các group coupon site này chỉ thích hợp cho mục đích tăng tần suất sử dụng thương hiệu, chứ chưa thật sự hiệu quả với mục tiêu lôi kéo khách hàng mới.

3. Định vị trên các website tìm kiếm địa điểm, bản đồ trực tuyến

Đây là phương tiện giúp thương hiệu thu hút được khách hàng mới với chi phí hợp lí. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải kiểm soát được thông tin, các phản hồi trên các website đó và biết sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả.

Đặc biệt các website này cung cấp các gói dịch vụ cũng tương tự như dịch vụ adword hay sponsor-link trên các trang tìm kiếm như Google.

4. Chia sẻ video clip, đặc biệt thông qua Youtube

Người tiêu dùng đã bị tràn ngập bởi những bài viết từ website, blog và họ không thể tiếp nhận đầy đủ thông điệp từ một nguồn thông tin có quá nhiều chữ.

Vì vậy, các đoạn phim có xu hướng thu hút được người tiêu dùng và truyền tải thông điệp hiệu quả hơn. Hơn nữa, việc sản xuất các đoạn phim và chia sẻ trên các trang mạng xã hội không quá tốn nhiều chi phí như quảng cáo trên các kênh khác. Ví dụ, gói dịch vụ YouTube Promoted Videos có chi phí cho một cú nhấp chuột (cost-per-click) chỉ bằng 1/10 so với các trang tìm kiếm như Google.

5. Các agency cung cấp dịch vụ truyền thông trực tuyến mọc lên

Truyền thông trực tuyến phát triển vũ bão, vừa tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa làm cho họ mất phương hướng. Bản thân họ cũng không thể tự thực hiện tất cả. Các agency dịch vụ truyền thông trực tuyến xuất hiện để cung cấp các giải pháp hiệu quả, hợp lí nhất cho doanh nghiệp.

Một thời gian dài, đa số các doanh nghiệp tiêu tiền cho các hoạt động truyền thông nhưng không biết phải đo lường hiệu quả như thế nào. Với các công cụ truyền thông trực tuyến, doanh nghiệp có thể thực hiện được điều đó khi trả lời được bốn câu hỏi sau:

- Nhóm khách hàng nào doanh nghiệp muốn tiếp cận?

- Giá trị ròng (suốt vòng đời) của nhóm khách hàng đó mang lại?

- Chi phí hợp lí để tiếp cận được mục nhóm khách hàng đó?

- Phương pháp nào để đạt mục đích trên?

Xây dựng thương hiệu trong ngành giáo dục

Văn hóa Á Đông luôn đặt nặng vấn đề học vấn, vì vậy thầy cô giáo rất được tôn trọng và là hình ảnh mô phạm, mẫu mực cho sinh viên học sinh. Nếu nhìn ở góc độ kinh doanh, với văn hóa hiếu học như thế, nhu cầu về giáo dục ở thị trường châu Á rất cao. Và thực sự có rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học, mầm non ở các nước Đông Nam Á. ViệtNam cũng không ngoại lệ.


Thế nhưng, tại sao phần lớn các trường danh tiếng lại xuất phát từ Mỹ, Nhật, Anh, Canada, Úc và châu Âu? Có thực sự họ nổi tiếng dựa vào chất lượng, hay họ phải dùng đến công cụ marketing để đánh bóng thương hiệugiáo dục? Nếu nói về kiến thức marketing, các trường ở Việt Nam không hề thua kém, nhưng hình ảnh “mô phạm” là một trong những rào cản khiến những người làm giáo dục khó đẩy mạnh tiếp thị thương hiệu giáo dục. Đồng thời đây là một ngành cần phải được hỗ trợ marketing từ phía chính phủ.

Marketing hỗn hợp

Đã có rất nhiều tổ chức, công ty, cá nhân bỏ ra hàng triệu USD để xây dựng một trường đào tạo hoặc liên kết đưa các trường nước ngoài về Việt Nam. Khá nhiều trường ở Việt Nam đã thành công về mặt doanh số, nhưng chưa thể kết luận họ làm kinh doanh tốt. Vì nếu nói về thương hiệu giáo dục, có bao nhiêu tên trường Việt Nam nằm trong danh sách những trường tốt của “khách hàng”?

Để xây dựng thương hiệu thành công, các tổ chức giáo dục cũng cần áp dụng mô hình marketing hỗn hợp, hay còn gọi là mô hình 4P.

Vậy mô hình 4P là như thế nào? Thứ nhất là Products (Sản phẩm). Nhiều nhà đầu tư giáo dục cho rằng, chỉ cần chương trình (sản phẩm) tốt là đủ. Vậy tại sao có nhiều chương trình tốt từ nước ngoài mang về Việt Nam vẫn thất bại? Một sản phẩm giáo dục, ngoài giáo trình tốt là cốt lõi, giảng viên cũng là một sản phẩm. Các dịch vụ hỗ trợ học sinh, sinh viên cũng là một sản phẩm, nhưng sản phẩm quan trọng nhất là người học.

Thứ 2 là Promotion (Quảng cáo). Có rất nhiều chương trình nước ngoài, hoặc trường quốc tế quảng cáo rầm rộ, giảm 50% học phí, phát tờ rơi đầy một góc đường vẫn không thu hút được học sinh, sinh viên. Hãy dùng yếu tố con người là công cụ quảng cáo hữu hiệu cho kinh doanh giáo dục. Như đã nói ở trên, người học là một sản phẩm quan trọng. Hãy giới thiệu sản phẩm quan trọng này với khách hàng, với thị trường qua nhiều kênh. Ví dụ, qua chương trình giao lưu, thi thố tài năng; chương trình vừa học vừa làm đưa sinh viên đi khắp nơi làm việc trong mọi lĩnh vực. Và hãy dùng một công cụ mà người Việt đã biết sử dụng từ lâu đời. Đó là truyền miệng. Hãy đưa những giảng viên giỏi đi nói chuyện ở các tổ chức, hiệp hội...

Thứ 3 là Physical Evidence (Sự hữu hình). Giáo dục là một sản phẩm vô hình. Vậy làm sao có thể hữu hình hóa để khách hàng hiểu, chấp nhận và quyết định mua? Tùy vào đối tượng khách hàng mà trả lời câu hỏi này. Nếu đó là các bậc cha mẹ tìm kiếm một trường mầm non cho con thì họ quan tâm đến những gì? Hãy thiết kế chương trình phù hợp với mối quan tâm đó. .ếu đối tượng là người đi làm muốn học thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), thì cũng nên tìm hiểu họ quan tâm đến những gì?

Cuối cùng là People (Con người). Phần lớn các hiệu trưởng, trưởng khoa và giáo sư đại học ở các nước phát triển đều có ý thức thương mại hóa các nghiên cứu và phát minh của mình. Họ quan hệ cực kỳ tốt với rất nhiều công ty trong lĩnh vực họ nghiên cứu. Vì đây là cầu nối để đưa những sản phẩm quan trọng là sinh viên đến với thị trường.

Doanh thu và mô hình kinh doanh trong giáo dục

Lợi thế của mô hình kinh doanh giáo dục là vừa có thể là tổ chức phi lợi nhuận vừa có thể là tổ chức doanh lợi. Ngoài làm giáo dục có thể kêu gọi tài trợ, hỗ trợ từ các doanh nghiệp nhưng vẫn có thể thu phí như bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Đại học Harvard xin tiền tài trợ hằng năm cả trăm triệu USD, nhưng học phí của Trường không rẻ chút nào.

Nếu so sánh với mô hình kinh doanh khác, kinh doanh giáo dục cũng có thể được bán sỉ cho các doanh nghiệp, hoặc có thể bán lẻ cho cá nhân. Ví dụ, nếu kinh doanh trường dạy tiếng Anh, bạn có thể bán những gói sản phẩm cho doanh nghiệp, hoặc có thể mở lớp dạy mọi đối tượng. Nhưng kinh doanh ngoại ngữ được xem là kinh doanh đại trà. Nếu kinh doanh giáo dục ở bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) bạn có thể bán lẻ cho cá nhân đang đi làm, sinh viên muốn học cao hơn. Mô hình này được xem là sản phẩm cao cấp.

Mặc dù nhìn giáo dục dưới con mắt kinh doanh, nhưng đừng quên văn hóa của quốc gia. Dung hòa được 2 yếu tố này, việc kinh doanh giáo dục sẽ trường tồn.